Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Bọc răng sứ bị cộm

 Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng không hiếm gặp, gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày. Thậm chí, nếu để lâu không khắc phục còn làm giảm tính thẩm mỹ, là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nhiễm chân răng,...Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về trường hợp này ở bài viết sau. 

Bọc răng sứ bị cộm-1

Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình thẩm mỹ cho răng xỉn màu, răng mắc các khiếm khuyết về hình thể được ưa chuộng hiện nay. Bề mặt răng sứ sáng bóng, tự nhiên, giống với răng thật cả về màu sắc lẫn kích thước. Tuy nhiên, bọc răng sứ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, phổ biến nhất vẫn là bọc răng sứ bị cộm, cấn. Nguyên nhân là do:

Mài răng sai kỹ thuật

Mài răng là thao tác bắt buộc trước khi chụp mão răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các mảng bám, sau đó dùng khí cụ khoa để mài đi một phần cấu trúc răng thật. Đây là bước vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến vẻ đẹp của răng sứ sau này. Nếu mài quá sâu hoặc chưa đúng với kích thước mão sứ có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng như bọc răng sứ bị hở hoặc cộm, tổn thương lợi hoặc thậm chí tủy răng… 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ có thể trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra bọc răng sứ bị cộm. Bất kỳ chất liệu răng sứ nào cũng sẽ có tuổi thọ răng giới hạn. Nếu chất lượng sứ suy yếu dần sẽ gây khó khăn cho việc nhai, thậm chí bị tổn thương do vệ sinh răng quá mạnh. 

Nha khoa kém chất lượng

Cộm cấn, lệch lạc sau khi bọc sứ còn do quá trình chế tác mão sứ, mài cùi răng. Việc sử dụng khí cụ nha khoa thiếu hiện đại hoặc bác sĩ tay nghề non không chỉ dẫn tới sai lệch tỷ lệ khớp giữa mão sứ và răng thật mà còn gây ra cảm giác đau buốt răng trong quá trình thực hiện.

Bọc răng sứ bị cộm-2

Biến chứng bọc răng sứ bị cộm

Tình trạng bọc răng sứ bị cộm là điều ngay cả bác sĩ và người bệnh đều không mong muốn. Mặc dù không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể nhưng cần phải khắc phục kịp thời để không phải đối mặt với một số vấn đề như:

- Giảm tính thẩm mỹ, khiến nụ cười kém tự tin, nhất là các trường hợp bọc răng cửa, tình trạng cộm cấn sẽ khiến răng thô, vênh bất thường. Khung hàm lúc này sẽ trở nên thiếu tự nhiên hơn. 

- Gây vướng víu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt thường ngày, làm giảm cảm giác ngon miệng. Phần răng sứ bị cộm có thể cọ xát vào môi và mặt trong của má gây đau đớn mỗi khi hoạt động cơ hàm, tăng nguy cơ cắn vào lợi gây chảy máu.

- Tạo ra các khe hở khiến thức ăn dễ bị nhét vào, nếu vệ sinh không đúng cách có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh. 

- Cản trở ăn uống, nhai nghiền thức ăn, nếu để lâu còn gây thoái hóa khớp thái dương hàm. 

Khắc phục bọc răng sứ bị cộm thế nào?

Để giảm cảm giác khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám tại các địa chỉ nha khoa đã tiến hành bọc răng cho mình. Nếu trong thời gian bảo hành, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí khắc phục, tránh để lâu hoặc tự ý điều chỉnh.

Nếu bọc răng sứ bị cộm do sai kích thước mão răng sứ, bác sĩ có thể tiến hành chế tác lại cái mới. Trường hợp nguyên nhân cộm xuất phát từ sai sót trong quy trình mài răng, dẫn tới tỷ lệ mài không chuẩn, bác sĩ sẽ bịt kín chỗ hở hoặc tiếp tục mài, căn chỉnh sao cho vừa khít với mão sứ. 

Khi răng sứ bị cộm lâu ngày dẫn tới bệnh lý nha khoa sẽ cần được ưu tiên điều trị trước để tránh biến chứng nguy hiểm, sau đó mới đánh giá để tiếp tục bọc sứ. Để tránh những biến chứng không mong muốn khi bọc răng sứ, tốt nhất bạn nên chọn nha khoa uy tín để thực hiện. 

Bọc răng sứ bị cộm Reviewed by trám răng tư vấn on 21 tháng 6 Rating: 5
All Rights Reserved by PHẪU THUẬT HÀM HÔ 3D © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.