Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Những trường hợp đau răng không nên ăn gì?

Đau răng không nên ăn gì thưa bác sĩ? Niềng răng một hàm có được không? Dạo gần đây răng tôi có dấu hiệu đau nhức và khó chịu. Tôi đã tìm hiểu các cách giảm đau răng và thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng vẫn không thuyên giảm. Tôi rất lo lắng vì sợ khi ăn thức ăn không đúng sẽ làm cho tình trạng nặng hơn. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn nhiều. (Vĩnh Khang- HCM)

Trả lời:

Chào Vĩnh Khang,

Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng khi đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi giải đáp. Không chỉ riêng bạn, nhiều bệnh nhân cũng có gửi câu hỏi tương tự đau răng không nên ăn gì về cho nha khoa và chúng tôi xin trả lời như sau:

Đau răng không nên ăn gì?

Khi răng bị đau nhức, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là điều cần thiết để hạn chế những tổn thương do việc ăn nhai gây ra.

Những thực phẩm mà các bác sĩ nha khoa khuyến cáo không nên ăn được liệt kê như sau:

- Thực phẩm cứng, dai, dẻo: khi ăn những thực phẩm này đòi hỏi lực nhai của của hàm mạnh hơn nên rất dễ làm ảnh hưởng đến vị trí răng bị đau nhức, làm cho tình trạng kéo dài và nặng hơn.

- Đồ nếp, xôi: nếp có tính nóng, khiến cho tình trạng sưng tấy nặng hơn, cơn đau sẽ lan rộng nên hạn chế ăn thực phẩm có chứa nếp.

- Thực phẩm chứa đường, soda,...: đường là nguyên nhân gây ra sâu răng, nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm cho độ sâu lan rộng, đồng thời kích thích cho lỗ sâu răng phát triển to hơn, đau nhức nhiều hơn.

- Đồ quá nóng hoặc quá lạnh: sự thay đổi nhiệt trong môi trường khoang miệng cũng là nguyên nhân làm cho sự đau nhức gia tăng, nên hạn chế hoặc không dùng thức ăn có nhiệt.

- Thức ăn hoặc gia vị cay, có gas: sẽ kích thích, làm nướu dễ bị tổn thương hơn.
Những trường hợp đau răng không nên ăn gì?-1
Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra

Đau răng nên ăn gì là tốt nhất?

Ngoài việc quan tâm nên kiêng ăn gì, bạn cũng nên tìm hiểu các thực phẩm nên ăn để giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu:

- Thực phẩm chứa chất xơ: hoa quả, rau, thịt là những thực phẩm có nhiều chất xơ, các chất này sẽ làm sạch vụn thức ăn thừa và các loại đường bám ở bề mặt răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên răng. Ngoài ra, cung cấp nhiều chất xơ cũng giúp cho việc tuần hoàn máu quanh chân răng, làm răng chắc khoẻ hơn.

- Bổ sung các thức ăn giàu vitamin, canxi, photpho: gan lợn, gan dê, thịt dê, các chế phẩm từ sữa và trứng chứa nhiều vitamin A. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin C, K giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng, viêm nha chu.

Các thực phẩm chứa vitamin B tham gia vào việc hấp thụ canxi, photpho, giúp răng giảm tình trạng ê buốt.

- Đậu xanh, đậu đen, sữa,...chứa nhiều canxi giúp răng chắc khoẻ.
Những trường hợp đau răng không nên ăn gì?-2
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin giúp răng chắc khỏe*

Điều trị đau răng dứt điểm bằng cách nào?


Tình trạng đau nhức răng và https://cutt.ly/4wc05fWO có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để biết cách điều trị phù hợp, tốt nhất bạn nên đến cở sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tuỳ theo từng trường hợp mà sẽ có cách điều trị phù hợp:

- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: nhổ răng kết hợp dùng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

- Do chấn thương, vỡ mẻ, mòn men răng: bọc răng sứ hoặc hàn trám răng là cách khắc phục hiệu quả nhất, các phương pháp này sẽ cải thiện được tính thẩm mỹ của răng, đảm bảo được chức năng ăn nhai và có thể tồn tại thời gian lâu dài.

- Sâu răng, viêm tuỷ: bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu, loại bỏ tuỷ nếu sâu răng nặng rồi tiến hành trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, duy trì tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm.

- Viêm nha chu: cạo vôi răng bằng máy siêu âm an toàn, nhanh chóng, loại bỏ được mảng bám cũng như các vi khuẩn gây hại cho răng, hạn chế được tình trạng đau nhức.

Phòng ngừa đau răng như thế nào?

Sau khi điều trị đau nhức răng, ngoài áp dụng những thực phẩm đau răng không nên ăn gì và nên ăn gì thì bạn cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như:

- Đánh răng ngày 2-3 lần sau mỗi bữa ăn, kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn triệt để.

- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để diệt khuẩn, hởi thở thơm mát.

- Tái khám định kì từ 3-6 tháng/lần để kiểm tra tình hình sức khoẻ răng miệng, cạo vôi răng nếu cần thiết và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng khác.

Trên đây là những chia sẻ về trường hợp đau răng không nên ăn gì và cách điều trị, với trường hợp của anh Vĩnh Khang nếu muốn chắc chắn hãy đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể cách điều trị dứt điểm.

Tg: Ngavvt
Những trường hợp đau răng không nên ăn gì? Reviewed by trám răng tư vấn on 05 tháng 12 Rating: 5
All Rights Reserved by PHẪU THUẬT HÀM HÔ 3D © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.